Hoạt động kinh doanh ngày càng lúc càng phát triển như vũ bão. Những khái niệm trong kinh doanh được nhiều người quan tâm khi bắt đầu tìm hiểu về kinh doanh cũng như chứng khoán. Một trong những khái niệm được nhắc đến nhiều là lợi tức. Vậy lợi tức là gì? Các loại lợi tức là gì? Tìm hiểu ngay!

Lợi tức là gì?

Lợi tức là gì?
Lợi tức là gì? (Nguồn: Internet)

Lợi tức (return) là thu nhập được từ việc nắm giữ một chứng khoán. Nó bao gồm lãi suất hoặc cổ tức cộng với phần lãi (hoặc trừ đi phần lỗvề vốn do giá chứng khoán tăng (hoặc giảm) trong một thời kỳ nhất định so với giá mua ban đầu.

Giả sử một người mua cổ phiếu giá 100 nghìn đồng, cuối năm anh ta được chia lợi nhuận bằng 10% và cổ phiếu tăng 20% so với giá mua ban đầu, thì lợi tức anh ta thu được sẽ là 30 nghìn đồng, hay nói cách khác, lợi tức thu được từ đầu tư chứng khoán của anh ta sẽ là 10% + 20% = 30%.

Xét trên góc độ người đi vay hay người sử dụng vốn, lợi tức là số tiền mà người đi vay phải trả cho người cho vay (là người chủ sở hữu vốn) để được sử dụng vốn trong một thời gian nhất định. Trong thời gian cho vay, người cho vay có thể gặp phải những rủi ro như: người vay không trả lãi hoặc không hoàn trả vốn vay. Những rủi ro này sẽ ảnh hưởng đến mức lợi tức mà người cho vay dự kiến trong tương lai. Khoản tiền đi vay (hay bỏ ra để cho vay) ban đầu gọi là vốn gốc. Số tiền nhận được từ khoản vốn gốc sau một khoản thời gian nhất định gọi là giá trị tích luỹ. Tỷ suất lợi tức (lãi suất) là tỷ số giữa lợi tức thu được (phải trả) so với vốn đầu tư (vốn vay) trong một đơn vị thời gian. Đơn vị thời gian là năm (trừ trường hợp cụ thể khác).

Các loại lợi tức là gì?

Các loại lợi tức trên thị trường hiện nay?
Các loại lợi tức trên thị trường hiện nay? (Nguồn: Internet)

Cơ sở chiết khấu ngân hàng

Trái phiếu kho bạc được niêm yết giá đơn thuần dựa trên cơ sở chiết khấu, có nghĩa là nó nêu rõ tổng số tiền sẽ được trả khi đáo hạn, và nhà đầu tư trả giá thấp hơn để mua nó. Sự chênh lệch giữa hai con số (giá trị chiết khấu) chính là lợi nhuận. Tuy nhiên, để tính được lợi tức, khoản chênh lệch đó phải được chuyển đổi sang tỷ lệ phần trăm hàng năm

Trong trường hợp này, công thức tính lợi tức chỉ đơn giản là khoản chiết khấu chia cho mệnh giá, nhân với 360 và sau đó chia cho số ngày còn lại đến khi đáo hạn.

Lợi tức hàng năm trên cơ sở chiết khấu ngân hàng = (D/F ) * (360/T)

Trong đó:

D (discount) = Giá trị chiết khấu = Mệnh giá – Số tiền phải trả

F (Face value) = Mệnh giá

T (Number of days until maturity) = Số ngày đến khi đáo hạn

Tuy nhiên, có một vài vấn đề trong việc sử dụng cách tính lợi tức hàng năm này để xác định lợi nhuận của bạn. Ví dụ, giá trị lợi tức này coi một năm là 360 ngày để tính lợi nhuận nhà đầu tư sẽ nhận được. Ngoài ra, nó không tính đến tiềm năng từ tỷ suất lợi nhuận kép, và giả định rằng bạn không có lựa chọn đầu tư nào khác.

Lợi tức theo thời gian nắm giữ

Các loại lợi tức bạn cần biết
Các loại lợi tức bạn cần biết (Nguồn: Internet)

Theo định nghĩa, lợi tức trong khoảng thời gian nắm giữ chỉ được tính trên cơ sở thời gian nắm giữ. Vì vậy, không cần thiết phải xác định số ngày như trong công thức tính lợi tức chiết khấu ngân hàng. Lợi nhuận này chưa được quy đổi thành lợi nhuận một năm, đây chính là sự khác biệt so với hầu hết các cách tính lợi nhuận khác dựa trên cơ sở thời gian hàng năm. Ngoài ra, các khoản lãi hay tiền giải ngân được giả định sẽ thanh toán tại thời điểm đáo hạn.

Trong đó: HPY = (P1 – P0 + D1) / P0

P1 = số tiền nhận được khi đáo  

P0 = giá mua của khoản đầu tư

D1 = tiền lãi nhận được hoặc số tiền được trả vào ngày đáo hạn

Lợi tức hiệu dụng năm

Lợi tức hiệu dụng năm có thể cung cấp cách tính lợi tức chính xác hơn, đặc biệt là khi có sẵn các cơ hội đầu tư thay thế áp dụng việc tính lãi kép. Lãi kép chính là lãi thu được từ lãi.

EPY = (1 + HPY)^(365/t) – 1

Trong đó:

HPY (holding period yield) = lợi tức trong khoảng thời gian đầu tư

t (number of days held until maturity) = số ngày được tính đến thời điểm đáo hạn

Trường Hợp Khoản Đầu Tư Giảm Giá Trị

Đối với các trường hợp thua lỗ, cách tính này vẫn không thay đổi; lỗ trong thời gian nắm giữ cần được cho vào khi tính lợi tức hiệu dụng năm. Bạn vẫn cộng một với HPY (bây giờ là một số âm), ví dụ 1 + (-0,5) = 0,95.

Ví dụ, nếu HPY lỗ 5% trong 180 ngày thì EAY sẽ là 0.95365/180 -1 tương đương -9,88%.

Lợi tức thị trường tiền tệ

Lợi tức thị trường tiền tệ còn được gọi là lợi tức tương đương chứng chỉ tiền gửi (CD-equivalent yield). Chỉ số này giúp ta so sánh lợi tức được viết trên trái phiếu kho bạc với lãi từ một công cụ thị trường tiền tệ. Những khoản đầu tư này có thời hạn (thường là ngắn hạn), và được phân loại như các khoản tương đương tiền. Công cụ thị trường tiền tệ niêm yết giá trên cơ sở 360 ngày, vì vậy lợi tức thị trường tiền tệ cũng sử dụng số 360 trong tính toán.

MMY = (360/Ybd)/(360 – t*Ybd)

Trong đó:

Ybd (yield on a bank discount basis calculated earlier) = lợi tức trên cơ sở chiết khấu ngân hàng đã tính trước đó

t (days held until maturity) = số ngày được tính đến thời điểm đáo hạn.

Trên đây tổng hợp đầy đủ các thông tin để trả lời cho câu hỏi lợi tức là gì. Bạn có thể tham khảo để trang bị thêm kiến thức cho mình trước khi bước chân vào con đường đầu tư chứng khoán. Chúc bạn may mắn!

Nguồn tham khảo: vietnamfinance.vn

0 0 votes
Đánh giá
Theo dõi
Notify of
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Tin tức xổ số, tài chính mới nhất

Hướng dẫn chi tiết đăng ký làm thẻ VISA Online nhanh và đơn giản

Hướng dẫn chi tiết cách làm thẻ VISA Online nhanh và đơn giản Bước 1: Chuẩn bị Chọn ngân hàng: Hiện nay,

Tiết kiệm trả lãi trước là gì? Hình thức tiết kiệm này có lợi ra sao?

Tiết kiệm trả lãi trả trước là gì? Tiết kiệm trả lãi trước là hình thức gửi tiết kiệm mà

Lãi suất âm ở Nhật là gì? Khi nào áp dụng?

Lãi suất âm ở Nhật là gì? Lãi suất âm là khi lãi suất ngân hàng cho vay thấp hơn

7 Điều cần lưu ý khi gửi tiết kiệm ngân hàng

7 Điều cần lưu ý khi gửi tiết kiệm ngân hàng 1. Lựa chọn ngân hàng uy tín: Chọn ngân

Tại sao gửi tiết kiệm online bị mất tiền? Cách đề phòng

Tại sao gửi tiết kiệm online bị mất tiền? Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc gửi tiết kiệm online

Lãi suất liên ngân hàng là gì? Yếu tố ảnh hưởng và cách tính lãi suất liên ngân hàng

Lãi suất liên ngân hàng là gì? Lãi suất liên ngân hàng (tiếng Anh: Interbank Offered Rate – IBOR) là

Rủi ro lãi suất là gì? Phân loại và cách quản trị rủi ro lãi suất

Rủi ro lãi suất là gì? Rủi ro lãi suất là nguy cơ tổn thất tài chính do biến động

Lãi suất chiết khấu là gì? Công thức tính và các yếu tố ảnh hưởng

Lãi suất chiết khấu (tiếng Anh: discount rate) là tỷ lệ phần trăm được sử dụng để tính giá trị